fucohanoi.vn
Hotline: 0914.210.515
Hotlinne: 0914.210.515

Những nội dung cơ bản của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn cháy

Ngày 06/4/2020, Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư số 01/2020/TT-BXD về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn cháy cho nhà và công trình, mã số QCVN 06:2020/BXD, có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2020 và thay thế Thông tư số 07/2010/TT-BXD ngày 28/7/2010 của Bộ Xây dựng ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn cháy cho nhà và công trình, mã số QCVN 06:2010/BXD.

 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn cháy cho nhà và công trình (QCVN 06:2020/BXD) quy định chung về an toàn cháy cho gian phòng, nhà và các công trình xây dựng (gọi chung là nhà) và bắt buộc áp dụng trong tất cả các giai đoạn xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa hay thay đổi công năng, đồng thời quy định phân loại kỹ thuật về cháy cho các nhà, phần hay bộ phận của nhà, cho các gian phòng, cấu kiện xây dựng và vật liệu xây dựng.

 QCVN 06:2020/BXD gồm 9 phần: phần 1. Quy định chung; Phần 2. Phân loại kỹ thuật về cháy; Phần 3. Đảm bảo an toàn cho người; Phần 4. Ngăn chặn cháy lan; Phần 5. Cấp nước chữa cháy; Phần 6. Chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Phần 7. Quy định về quản lý; Phần 8. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân; Phần 9. Tổ chức thực hiện. Ngoài 9 phần như trên, thì QCVN 06:2020/BXD còn 9 phụ lục: Phụ lục A. Quy định bổ sung về an toàn cháy đối với một số nhóm cụ thể; Phụ lục B. Phân loại vật liệu xây dựng theo các đặc trưng cháy; Phụ lục C. Phân hạng nhà và các gian phòng theo tính nguy hiểm cháy và cháy, nổ; Phụ lục D. Các quy định về bảo vệ chống khói cho nhà và công trình; Phụ lục E. Yêu cầu về khoảng cách phòng cháy, chống cháy giữa các nhà và công trình; Phụ lục F. Giới hạn chịu lửa danh định của một số cấu kiện kết cấu; Phụ lục G. Quy định về khoảng cách đến các lỗi ra thoát nạn và chiều rộng của lối ra thoát nạn; Phụ lục H. Một số quy định về số tầng giới hạn (chiều cao cho phép) và diện tích khoang cháy của nhà; Phụ lục I (tham khảo). Một số hình vẽ minh họa nội dung các quy định.

Để triển khai và tổ chức áp dụng QCVN 06:2020/BXD cần chú ý một số vấn đề sau:

 
Các phần 3,4,5 và 6 của Quy chuẩn này không áp dụng cho các nhà có chức năng đặc biệt như nhà sản xuất hay bảo quản các chất và vật liệu nổ; các kho chứa dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, khí đốt tự nhiên, các loại khí dễ cháy cũng như các chất tự cháy; nhà sản xuất hoặc khi hóa chất độc hại; công trình quốc phòng; phần ngầm của công trình tàu điện ngầm; công trình hầm mỏ…; Ngoài quy định trong 1.1.2, các quy định trong phần 5 của Quy chuẩn này không áp dụng choc ơ sở, nhà và công trình bảo quản và chế biến ngũ cốc; trạm xăng; cơ sở năng lượng (nhà và công trình nhiệt điện, thủy điện, cơ sở lò hơi cung cấp nhiệt, nhà máy điện tuabin khí diesel và hơi khí, các cơ sở điện lưới); Ngoài quy định trong 1.1.2, các quy định trong phần 5 của Quy chuẩn này cũng không áp dụng đối với các hệ thống chữa cháy cho các đám cháy do các kim loại cũng như các chất và vật liệu hoạtđộng hóa học mạnh, khi phản ứng với nước sẽ gây nổ, tạo ra khí cháy, gây tỏa nhiệt mạnh, ví dụ các hợp chất nhôm – chất hữu cơ, các kim loại kiềm, các hợp chất lithium – chất hữu cơ, chì azua, các hydride nhôm, kẽm, magiê, axit sunfuric, titan clorua, nhiệt nhôm.

Các tiêu chuẩn và các yêu cầu về phòng cháy, chống cháy của các tài liệu chuẩn trong xây dựng phải dựa trên yêu cầu của Quy chuẩn này. Cùng với việc áp dụng Quy chuẩn này, còn phải tuân theo các yêu cầu về phòng cháy, chống cháy quy định cụ thể hơn trong các tài liệu chuẩn hác được quy định áp dụng cho từng đối tượng nhà và công trình. Khi chưa có tài liệu chuẩn quy định cụ thể theo yêu cầu của Quy chuẩn này thì vẫn cho phép sử dụng các quy định cụ thể trong các tiêu chuẩn hiện hành cho đến khi các tiêu chẩn đó được soát xét lại, cũng như cho phép sử dụng các tiêu chuẩn hiện hành của nước ngoài trên nguyên tắc đảm bảo yêu cầu của Quy chuẩn này và các quy định pháp luật của Việt Nam về phòng cháy, chữa cháy và áp dụng tiêu chuẩn của nước ngoài trong hoạt động xây dựng ở Việt Nam. Bên cạnh đó, trong các tài liệu chuẩn hiện hành có liên quan về phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình, khi có các quy định yêu cầu kỹ thuật cụ thể khác với yêu cầu của Quy chuẩn này thì áp dụng quy định của Quy chuẩn này.

Ngoài ra, trong quá trình áp dụng Quy chuẩn này cần lưu ý: Các tài liệu thiết kế và tài liệu kỹ thuật của nhà, kết cấu, cấu kiện và vật liệu xây dựng phải nêu rõ các đặc tính kỹ thuật về cháy của chúng theo quy định của quy chuẩn này.

Khi thiết kế và xây dựng nhà và công trình, ngoài việc tuân thủ quy chuẩn này, còn phải tuân thủ các quy chuẩn và đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật bắt buộc khác theo quy định của pháp luật hiện hành, như: quy hoạch, kiến trúc, kết cấu, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống điện, thiết bị điện, chống sét, hệ thống cấp nhiên liệu, tiết kiệm năng lượng, hệ thống thông gió, điều hoà không khí, cơ khí, an toàn sử dụng kính, tránh rơi ngã, va đập. Nhà hoặc công trình xây dựng dùng cho việc sản xuất sản phẩm, hàng hóa thuộc nhóm F5.1 và F5.2 như quy định trong 2.6.4 có không quá 1 tầng hầm (còn gọi là Nhà công nghiệp), bên cạnh việc đảm bảo các quy định đã nêu trong quy chuẩn này còn phải tuân thủ các quy định bổ sung về an toàn cháy nêu trong A.1 của Phụ lục A. Các nhà thuộc nhóm nguy hiểm cháy theo công năng F1.2, F4.3 và nhà hỗn hợp có chiều cao từ 50 m đến 150 m (có không quá 3 tầng hầm) bên cạnh việc đảm bảo những quy định trong quy chuẩn này, còn phải tuân thủ các quy định bổ sung về an toàn cháy nêu trong A.2 của Phụ lục A. Nhà có nhóm nguy hiểm cháy theo công năng F1.3 có chiều cao từ 75 m đến 150 m, ngoài việc tuân thủ quy chuẩn này phải tuân thủ QCVN 04:2019/BXD.

Đối với các nhà chưa có các tiêu chuẩn về phòng cháy, chống cháy cũng như các nhà thuộc nhóm nguy hiểm cháy theo công năng F1.2, F1.3, F4.3 và nhà hỗn hợp có chiều cao lớn hơn 150 m hoặc có từ 4 tầng hầm trở lên, các nhà đặc biệt phức tạp và khác thường; thì ngoài việc tuân thủ quy chuẩn này còn phải bổ sung các yêu cầu kỹ thuật và các giải pháp về tổ chức, về kỹ thuật công trình phù hợp với các đặc điểm riêng về phòng chống cháy của các nhà đó, trên cơ sở tài liệu chuẩn hiện hành được phép áp dụng. Các yêu cầu và giải pháp này phải được cơ quan Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ có thẩm quyền thẩm duyệt.

Trong một số trường hợp riêng biệt, Bộ Xây dựng chỉ cho phép thay thế một số yêu cầu của quy chuẩn này đối với công trình cụ thể khi có luận chứng gửi Bộ Xây dựng nêu rõ các giải pháp bổ sung, thay thế hoặc phải trình bày đủ các cơ sở tính toán để đảm bảo an toàn cháy cho công trình cụ thể này. Luận chứng này phải được thẩm duyệt bởi Cục Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ trước khi gửi Bộ Xây dựng. Khi thay đổi công năng hoặc thay đổi các giải pháp bố trí mặt bằng – không gian và kết cấu của các nhà hiện hữu hoặc các gian phòng riêng của các nhà đó thì phải áp dụng quy chuẩn này và tài liệu chuẩn trong phạm vi những thay đổi đó.

Đối với nhà ở riêng lẻ cho hộ gia đình có chiều cao từ 06 tầng trở xuống hoặc có không quá 1 tầng hầm, không bắt buộc áp dụng quy chuẩn này mà thực hiện theo hướng dẫn riêng, phù hợp cho từng đối tượng nhà và khu dân cư. Trường hợp chuyển đổi công năng sang các mục đích khác phải tuân thủ theo quy định của quy chuẩn này và phải được cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có thẩm quyền thẩm duyệt đối với các công trình thuộc diện phải thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy chữa cháy.

Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng, quản lý và sử dụng nhà dân dụng và nhà công nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam.

Trong quá trình áp dụng Quy chuẩn 06:2020/BXD cần lưu ý thêm: Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết cho việc áp dụng quy chuẩn này. Trường hợp các tài liệu viện dẫn được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng phiên bản mới nhất:

TCVN 3890:2009 Phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình. Trang bị, bố trí , kiểm tra, bảo dưỡng; TCVN 9310-4:2012 Phòng cháy chữa cháy – Từ vựng – Phần 4: Phương tiện chữa cháy; TCVN 9310-8:2012 Phòng cháy chữa cháy – Từ vựng – Phần 8: Thuật ngữ chuyên dùng cho chữa cháy, cứu nạn và xử lývật liệu nguy hiểm; TCVN 9311-1:2012 Thử nghiệm chịu lửa – Các bộ phận kết cấu của tòa nhà – Phần 1 Yêu cầu chung; TCVN 9311-3:2012 Thử nghiệm chịu lửa các bộ phận kết cấu tòa nhà – Phần 3 Chỉ dẫn về phương pháp thử và áp dụng số liệu thử nghiệm; TCVN 9311-4:2012 Thử nghiệm chịu lửa các bộ phận kết cấu tòa nhà – Phần 4 Các yêu cầu riêng đối với bộ phận ngăn cách đứng chịu tải; TCVN 9311-5:2012 Thử nghiệm chịu lửa các bộ phận kết cấu tòa nhà – Phần 5 Các yêu cầu riêng đối với bộ phận ngăn cách nằm ngang chịu tải; TCVN 9311-6:2012 Thử nghiệm chịu lửa các bộ phận kết cấu tòa nhà – Phần 6 Các yêu cầu riêng đối với dầm; TCVN 9311-7:2012 Thử nghiệm chịu lửa các bộ phận kết cấu tòa nhà – Phần 7 Các yêu cầu riêng đối với cột; TCVN 9311-8:2012 Thử nghiệm chịu lửa các bộ phận kết cấu tòa nhà – Phần 8 Các yêu cầu riêng đối với bộ phận ngăn cách đứng không chịu tải; TCVN 9383:2012 Thử nghiệm khả năng chịu lửa – Cửa đi và cửa ngăn cháy.

Quy chuẩn 06:2020/BXD quy định các yêu cầu kỹ thuật và yêu cầu quản lý bắt buộc phải tuân thủ trong công tác xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa hay thay đổi công năng của nhà, là công cụ của cơ quan quản lý nhà nước về phòng cháy chữa cháy và về hoạt động đầu tư xây dựng. Trường hợp hồ sơ thiết kế xây dựng được thẩm duyệt về PCCC bởi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trước khi Quy chuẩn này có hiệu lực (trước ngày 01/7/2020) thì tiếp tục thực hiện theo hồ sơ thiết kế đã được thẩm duyệt; đối với hồ sơ thiết kế xây dựng được thẩm duyệt sau thời điểm ngày 01/7/2020 thì phải tuân thủ các quy định trong Quy chuẩn này./.

TS Hoàng Hải
Bài viết khác